Bổ sung canxi trong thai kỳ: lưu ý khi dùng liều cao!!!

bổ sung canxi trong thai kỳ

Việc bổ sung canxi trong thai kỳ là rất quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cho đến nay, các nghiên cứu đánh giá tác động của bổ sung canxi cho phụ nữ có thai vẫn chưa đồng nhất về kết quả.

Một số nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng sử dụng canxi bổ sung liều 1500 mg/ngày cho thấy không tạo ra sự khác biệt về hiệu quả trên cả mẹ và thai nhi (2,6)

Trong khi đó, liều 1500 – 2000 mg/ngày ở nhiều nghiên cứu trên phụ nữ có thai dường như vượt quá ngưỡng nhu cầu khuyến nghị hàng ngày (RDA) về canxi là 1000 – 1300mg. Hơn nữa, việc sử dụng 3 viên canxi bổ sung mỗi ngày còn là 1 rào cản lớn của sự tuân thủ điều trị, bởi vì phụ nữ mang thai còn có nhu cầu bổ sung nhiều khoáng chất và vitamin khác, không chỉ có canxi

Ngoài ra, canxi liều > 800 mg/ngày có tác động làm giảm hấp thu sắt – là một khoáng chất rất cần thiết cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai (6)

Dữ liệu dịch tễ học đã ghi nhận mức tiêu thụ canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày ở các quốc gia có thu nhập thấp chỉ ít hơn so với các quốc gia có thu nhập cao là 500 mg/ngày (6)

Quan trọng hơn, sử dụng canxi liều cao quá mức có thể gây hại cho cơ thể, đặc biệt nếu là phụ nữ đang mang thai. Liều canxi 1500 mg/ngày trong thai kỳ có thể gây hiện tượng dội ngược làm mất khoáng xương sau sinh. Việc dùng canxi liều cao cũng được ghi nhận có thể xảy ra tác dụng không mong muốn như hội chứng tan huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu (hội chứng HELLP) (6)

Lựa chọn canxi bổ sung thích hợp cho phụ nữ mang thai

Các dạng chế phẩm canxi bổ sung phổ biến thường có nguồn gốc tổng hợp từ các muối vô cơ (như canxi carbonat, canxi photphat,…) hoặc hữu cơ (như canxi gluconat, canxi citrat,…). Có sự khác nhau về độ hòa tan và phóng thích ion canxi trong đường tiêu hóa giữa các dạng chế phẩm canxi bổ sung, tùy thuộc vào thành phần muối trong các công thức hóa học khác nhau. Các yếu tố này có ảnh hưởng đến khả năng hấp thu canxi trong cơ thể (8)

– Các muối canxi không hoàn toàn giống nhau về độ hòa tan trong môi trường axit dịch vị: canxi hữu cơ có độ hòa tan cao hơn (9) và vì vậy sẽ được hấp thu tốt hơn (8)

– Dữ liệu tổng hợp từ nhiều nghiên cứu ghi nhận tính hòa tan của canxi gluconat là 3300mg/100 mL, trong khi của canxi carbonat là 1.53 mg/100 mL. Do đó, canxi gluconat có khả năng hấp thu nhiều hơn (34.3%, khoảng từ 21.8 – 67.5) so với canxi carbonat (26.1%, khoảng từ 13.8 – 64) (Hình 2) (8)

hap thu canxi trong thai ky

– Hầu hết các dạng muối của canxi đều có thể phóng thích ion canxi trong vòng 1 giờ trong môi trường mô phỏng dịch dạ dày. Trong đó, muối photphat và muối carbonat là các dạng muối canxi phóng thích chậm nhất (Hình 3) (9)

kha nang phong thich ion canxi trong dich da day

Bên cạnh các dạng chế phẩm canxi tổng hợp, còn có 1 số dạng canxi có nguồn gốc tự nhiên như xương động vật (bone meal), vỏ loài nhuyễn thể (oyster shell) và hydroxy-apatit (8). Dữ liệu đánh giá về hiệu quả của các loại canxi tự nhiên hoặc hydroxy-apatit cũng chưa có nhiều (10)

Tóm lại, việc sử dụng canxi bổ sung liều cao cho phụ nữ mang thai cần lưu ý đến:
– Nguy cơ tác hại do vượt quá ngưỡng nhu cầu khuyến nghị hàng ngày (RDA) của canxi.
– Ảnh hưởng khả năng hấp thu sắt khi dùng liều > 800 mg/ngày.
– Khả năng tuân thủ điều trị
– Lựa chọn chế phẩm canxi bổ sung cho phụ nữ mang thai cần chú ý đến ảnh hưởng của việc hấp thu ion canxi trong cơ thể

Xem chi tiết tại đây: https://drive.google.com/file/d/1slkQrOlo_4Cyp1Z4KqGop4Yw-8W-RN0t/view?usp=sharing

Tài liệu tham khảo:
1. WHO. Guideline: Calcium supplementation in pregnant women. Geneva, World Health Organization, 2013;
2. Flávia Fioruci Bezerra and Carmen Marino Donangelo. Chapter 29. In: Food and Nutritional Components in Focus No. 10; 2016. p. 484 – 508;
3. Thomas M et al. American Journal of Obstetrics and Gynecology (2006) 194, 937–45;
4. Imdad et al. BMC Public Health 2011, 11 (Suppl 3):S18;
5. Imdad et al. Paediatric and Perinatal Epidemiology, 2012, 26 (Suppl. 1), 138–152;
6. Hofmeyr GJ et al. BJOG 2014;121:951–957;
7. Hofmeyr GJ et al. Cochrane Database of Systematic Reviews 2014, Issue 6. Art. No.: CD001059. DOI: 10.1002/14651858.CD001059.pub4;
8. David I. Levenson and Richard S. Bockman. Nutrition Reviews, Vol. 52, No. 7: 221–32;
9. Yotsanan Weerapol et al. Silpakorn U Science & Tech J 2010; Vol.4 (1): 15-23;
10. Deborah A. Straub. Nutr Clin Pract 2007 22: 286.

Nguồn: mims.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 0973693967