LOÃNG XƯƠNG – OSTEOPOROSIS

loãng xương osteoporosis

Hệ xương bao gồm xương, khớp, sụn. Hệ xương giúp tạo bộ khung, cấu trúc, cũng như nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Vì vậy, mọi hoạt động của cơ thể đều có khả năng làm xương bị hao mòn. Có 2 đặc điểm chính để mô tả về xương là: độ vững của xương và mật độ xương. Cả 2 đặc tính này đều cần thiết cho việc duy trì hoạt động chức năng của xương và lệ thuộc chủ yếu vào lượng canxi của cơ thể. Hệ xương của con người phát triển mạnh mẽ nhất ở tuổi dậy thì và có thể tiếp tục kéo dài đến tuổi 30, sau đó xương bắt đầu thoái hóa. Khi xương trở nên mỏng, yếu và dễ gãy, đó là biểu hiện của tình trạng loãng xương.

Bệnh loãng xương | Vinmec

Các yếu tố nguy cơ gây loãng xương bao gồm: giới tính, tuổi, chủng tộc, di truyền hoặc tiền sử gia đình, lối sống và chế độ ăn uống. Nhìn chung phụ nữ có khuynh hướng dễ bị loãng xương hơn nam giới, chủ yếu do giảm sản xuất nội tiết tố estrogen trong giai đoạn mãn kinh. Mật độ xương (BMD) có thể được dùng để xác định loãng xương. Đo mật độ xương (còn được gọi là kiểm tra mật độ khoáng xương) là phương pháp sử dụng tia X để đo lường hàm lượng canxi và các khoáng chất khác có trong một đoạn xương.

Lời khuyên cho bệnh nhân

  • Tập thể dục đều đặn
  • Duy trì cân nặng hợp lý và một lối sống năng động
  • Ăn các thực phẩm giàu canxi như sữa, phomat, sữa chua, cá mòi, cá hồi, tôm cua nghêu sò, đậu hũ, bông cải xanh và rau lá xanh
  • Uống bổ sung canxi nhưng không nên dùng chung với bữa ăn có nhiều chất xơ hoặc thuốc nhuận tràng tạo khối. Vì những chất này có thể làm giảm hấp thu canxi
  • Ngừng hút thuốc lá, giảm cafein, muối và rượu bia
  • Nên đi khám bác sỹ định kì để có thể kiểm tra độ loãng xương, xác định mức độ bệnh
  • Tắm nắng 5 – 30 phút, 2 lần/ tuần vào sáng sớm trước 10h sáng. Việc này có thể giúp cơ thể tổng hợp vitamin D cần cho xương cứng chắc
  • Giữ tư thế đúng, tránh gây áp lực lên cột sống
  • Mang giày đế thấp, tránh té ngã

Các lựa chọn điều trị

Phối hợp canxi với vitamin
– Phối hợp canxi và vitamin D là phương pháp điều trị bổ sung cơ bản trong bệnh loãng xương, cũng như phòng bệnh
– Bổ sung canxi giúp phòng ngừa và điều trị ở những bệnh nhân không dùng đủ canxi
– Vitamin D rất cần thiết nhờ có tác dụng tăng cường hấp thu canxi tại ruột
– Phụ nữ hậu mãn kinh không dùng liệu pháp thay thế hormon (HRT) được khuyên dùng canxi 1500mg/ ngày. Trong khi những người đang điều trị bằng HRT có thể dùng liều canxi 1000mg/ ngày

Oestrogen, progesterone và các thuốc tổng hợp có liên quan
Các estrogen tác dụng toàn thân như estrogen liên hợp, estradiol, estriol, estrone, ethinylestradioltibolone. Thông qua liệu pháp thay thế hormon, thay thế các estrogen tự nhiên của cơ thể bị mất hoặc giảm, do đó ngăn cản sự tiến triển của loãng xương

Thuốc ảnh hưởng đến chuyển hóa xương
– Một số thuốc được dùng trong điều trị và/ hoặc phòng ngừa loãng xương: alendronate natri, alfacalcidol, calcitonin, calcitriol, clodronate, demosumab, etidronate, acid ibandronic, menatetrenone, pamidronate, raloxifene, risedronate, acid zoledronic. Calcitonin làm tăng khối lượng xương hoặc giúp làm giảm mất xương
– Teriparatide nên dành cho phụ nữ có nguy cơ gãy xương cao. Thuốc giúp cải thiện mật độ xương và làm giảm nguy cơ gãy mới ở xương đốt sống và các xương ngoài đốt sống
– Strontium ranelate thuộc nhóm các thuốc có tác động kép lên xương (DABA). Thuốc này vừa làm tăng tạo xương, vừa làm giảm hủy xương

Điều trị hỗ trợ
– Multivitamin và khoáng chất, các loại hạt, hoa hướng dương, vừng…
– Các sản phẩm dinh dưỡng dùng qua đường tiêu hóa
– Sản phẩm bổ sung canxi: viên uống Calcium Plus, CVARA nano calcium

Nguồn: MIMS Pharmacy Vietnam 2016/2017

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 0973693967