Kháng thể là gì – Immunoglobulin

cac loai khang the

ĐỊNH NGHĨA

Kháng thể (KT) là các phân tử glycoprotein được sản xuất bởi các tương bào trong một đáp ứng với chất sinh miễn dịch và có chức năng như kháng thể. Tên của KT xuất phát từ việc chúng di chuyển cùng với các protein hình cầu, khi huyết thanh chứa KT được đặt trong một điện trường

CHỨC NĂNG CHUNG CỦA KHÁNG THỂ

Kết hợp với kháng nguyên

Kháng thể kết hợp đặc hiệu với một hoặc vài kháng nguyên (KN) gần giống nhau. Thực ra, mỗi kháng thể kết hợp với một quyết định kháng nguyên đặc hiệu. Kết hợp với kháng nguyên là chức năng đầu tiên của các kháng thể và do đó cơ thể được bảo vệ. Hóa trị của KT dựa vào số quyết định kháng nguyên mà mỗi phân tử kháng thể có thể kết hợp. Hóa trị của tất cả các kháng thể có ít nhất là hai và trong một số trường hợp có nhiều hơn nữa

Các chức năng hiệu ứng

Thông thường sự kết hợp của 1 KT với 1 KN không có hiệu ứng sinh học. Dĩ nhiên, các hiệu ứng sinh học quan trọng là kết quả của “chức năng hiệu ứng” thứ phát của các kháng thể. Kháng thể làm trung gian của nhiều chức năng hiệu ứng này. Khả năng thực hiện một chức năng hiệu ứng đặc biệt cần phải có KT kết hợp với KN kích thích sinh ra nó. Không phải mọi KT làm trung gian cho tất cả các chức năng hiệu ứng. Các chức năng hiệu ứng này bao gồm:

Hoạt hóa bổ thể: Điều này dẫn đến sự ly giải các tế bào và giải phóng các phân tử có hoạt tính sinh học

Bám vào các loại tế bào khác nhau: Các tế bào thực bào, lympho, tiểu cầu, các tế bào mast, và bạch cầu ái kiềm có các thụ thể để kháng thể bám vào. Sự kết hợp đó làm hoạt hóa các tế bào, thực hiện một số chức năng. Một số kháng thể cũng liên kết với thụ thể trên bề mặt nguyên bào nuôi của nhau thai, dẫn đến kháng thể được vận chuyển qua nhau thai. Kết quả là, người mẹ cung cấp các kháng thể miễn dịch cho thai nhi và trẻ sơ sinh.

Các lớp kháng thể

Các globulin miễn dịch được chia thành 5 lớp (classes hay isotypes), tùy thuộc vào cấu tạo của các vùng hằng định của các chuỗi nặng: các chuỗi γ, α, μ, ε và δ tương ứng với các Ig thuộc các lớp IgG, IgA, IgM, IgE và IgD.

Ngoài ra, các khác biệt tinh tế hơn cũng tồn tại ở một số lớp immunoglobulin. Ở người, có 4 loại IgG (IgG1, IgG2, IgG3 và IgG4) và 2 loại IgA (IgA1 và IgA2).

Để phá hủy tác nhân gây bệnh đã được gắn với các kháng thể, các tế bào bạch cầu sử dụng các thụ thể của Fc (FcR (Fc receptor) trên bề mặt của chúng, tương ứng với từng lớp IgG, IgA, IgM, IgE và IgD

cac loai khang the

IgG: là immunoglobulin phổ biến nhất trong máu, sữa non và các dịch mô. Đây là isotype duy nhất có thể xuyên qua nhau thai, qua đó bảo vệ con trong những tuần lễ đầu đời sau khi sinh khi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển. Vai trò chính của IgG là hoạt hóa bổ thể và opsonine hóa. Có 4 thứ lớp: IgG1 (66%), IgG2 (23%), IgG3 (7%) và IgG4 (4%) trong đó IgG4 không có chức năng hoạt hóa bổ thể

IgA: chiếm khoảng 15 – 20% các immunoglobulin trong máu, nó chủ yếu được tiết tại các mô niêm nhầy (chẳng hạn trong ống tiêu hóa và hệ hô hấp). Nó còn được tiết trong sữa non, nước mắt và nước miếng nước bọt. IgA chống lại (bằng cách trung hòa) các tác nhân gây bệnh tại những nơi chúng được tiết ra. Nó không hoạt hóa bổ thể, khả năng opsonise hóa cũng rất yếu. Có hai dạng IgA là IgA1 (90%) và IgA2 (10%)

IgM: Vì là một phân tử lớn, IgM không có khả năng xuyên thấm, nó chỉ tồn tại với lượng rất nhỏ trong dịch kẽ. IgM chủ yếu ở trong huyết tương, chuỗi J rất cần cho dạng xuất tiết. Nhờ tính chất polymer, IgM rất “háu” kháng nguyên và rất hiệu quả trong việc hoạt hóa bổ thể. Nó còn được gọi là các “kháng thể tự nhiên” vì lưu hành trong máu ngay cả khi không có bằng chứng về sự tiếp xúc với kháng nguyên

IgE: có trên màng bào tương của bạch cầu ái kiềm và tế bào mast ở mô liên kết. IgE giữ một vai trò trong phản ứng quá mẫn cấp cũng như trong cơ chế miễn dịch chống ký sinh trùng. IgE cũng có trong các dịch tiết, không hoạt hóa bổ thể và là loại dễ bị hủy bởi nhiệt

IgD: là loại immunoglobulin monomer chiếm chưa đầy 1% trên màng tế bào lympho B. Chức năng của IgD chưa được hiểu biết đầy đủ, nó thường biểu hiện đồng thời với IgM và được xem như một chỉ dấu (marker) của tế bào B trưởng thành nhưng chưa tiếp xúc kháng nguyên. Có lẽ nó tham gia vào cơ chế biệt hóa của tế bào B thành tương bào và tế bào B ghi nhớ

Nguồn tham khảo: wikipedia, microbiologybook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 0973693967